Đối với các nhà xuất bản, sự thành công phụ thuộc vào hai yếu tố: làm cho nội dung của mình được các công cụ tìm kiếm xếp hạng cao và thuyết phục người dùng ở lại trang web cũng như tương tác với nội dung. Tuy nhiên, thay vì là một quy trình hai bước dễ dàng, điều này thực ra lại là một mạng lưới các yếu tố và thủ tục quan trọng.
Tại sao tính độc đáo lại quan trọng
Bước đầu tiên để đảm bảo đạt được các mục tiêu về lưu lượng truy cập và kiếm tiền là đảm bảo rằng nội dung của ta độc đáo. Công cụ tìm kiếm giáng cấp các trang web chứa nội dung trùng lặp hoặc đạo văn. Ví dụ như Google kiểm tra nội dung trùng lặp cả trong lẫn ngoài trang web của ta; một khi được tìm thấy, nó sẽ xác định xem ai đang đạo văn của ai. Nếu phiên bản của ta không phải là phiên bản gốc và gần giống với nội dung gốc thì đơn giản là phiên bản của ta sẽ không được xếp hạng. Điều này tương đương với cái chết kỹ thuật số.
Làm thế nào để có thể đảm bảo nội dung của mình là độc nhất?
Đôi khi, người viết nội dung có thể sao chép nội dung hiện có mà không nhận thức đầy đủ: đôi khi đó là hành động sao chép có chủ ý. Để chứng nhận trang web của ta là độc nhất, nguyên tắc chung là chạy kiểm tra, bằng cách upload hoặc sao chép nội dung chữ hoặc bằng cách cung cấp URL của trang web mà ta muốn kiểm tra.
Sau đây là một số tùy chọn được nhiều người biết đến và đáng tin cậy nhất.
- Copywritely kiểm tra miễn phí về đạo văn, ngữ pháp, khả năng đọc và nhồi từ khóa.
- SmallSEOtools, một plugin WordPress, chạy các kiểm tra “one-click” (trong các tier caps nhất định) ngay bên trong CMS của ta.
- Unicheck là một công cụ có trả phí hiệu quả, chính xác, được sử dụng ở cả cấp độ học thuật lẫn doanh nghiệp.
- Grammarly hoạt động như một dịch vụ kiểm tra ngữ pháp và giọng văn miễn phí, đồng thời cũng là một trình kiểm tra đạo văn.
- Duplichecker là một tùy chọn miễn phí khác để quét các vấn đề trùng lặp thông qua nội dung chữ hoặc URL.
Cách tối ưu hóa nội dung cho Google
Cách các công cụ tìm kiếm xếp hạng nội dung đã thay đổi đáng kể. Ngày nay, Google - chẳng hạn, cố gắng trả lời các tìm kiếm trong SERP (các trang kết quả của công cụ tìm kiếm) mà không chuyển tiếp người dùng đến các trang web (các kết quả 0-click), lập chỉ mục các đoạn để tìm kiếm kết quả tốt nhất và sử dụng một thước đo hoàn toàn khác để xếp hạng các trang.
Không phải đếm số từ…
Google đã nhiều lần tuyên bố rằng độ dài của nội dung chữ không quan trọng mà quan trọng là mức độ nội dung trả lời mục đích của người dùng. Tuy nhiên: đừng vội xuất bản các bài viết dài 300 từ. Các nội dung dài sẽ báo hiệu quyền hạn và cho Google cơ hội tốt hơn để hiểu chủ đề và kiến thức chuyên môn của ta, đồng thời xác định các đoạn văn có thể lập chỉ mục. Ngoài ra, bài viết dài sẽ nhận được liên kết nhiều hơn 77.2% so với các bài viết ngắn - và các liên kết là yếu tố xếp hạng thiết yếu.
Cuối cùng, việc cân bằng giữa nội dung dạng ngắn và dạng dài có nghĩa là ta cần lấy sự cân nhắc tổng thể làm nền tảng cho cấu trúc nội dung của mình.
…không phải từ khóa…
Không, không phải từ khóa. Với các thuật toán ngày càng phức tạp, từ RankBrain, BERT đến MUM, Google đã cải thiện đáng kể năng lực tìm và giải thích dữ liệu có liên quan. Thay vì tìm kiếm các từ khóa, Google triển khai những mô hình thuật toán học máy cố gắng hiểu cảm xúc, ngữ cảnh, thực thể và ý định của người dùng đằng sau mỗi truy vấn và nội dung.
…mà là ý định của người dùng
Ý của người dùng là gì khi họ tìm kiếm một thứ gì đó? Google cố gắng hiểu điều này và trả lời bằng các trang web có liên quan nhất. Nói chung, ta có thể tối ưu hóa cho ý định của người dùng bằng cách dự đoán các tìm kiếm phức tạp mà người dùng có thể thực hiện (ví dụ như giày chạy bộ mùa đông tốt nhất cho phụ nữ) và kết hợp các tựa đề, tiêu đề có chứa những từ nghi vấn (ai, cái gì, tại sao, ở đâu) hoặc các danh sách (tốt nhất là 6, hữu ích nhất là 8).
Điều này cũng có nghĩa là nội dung của ta cần cung cấp câu trả lời đơn giản, rõ ràng cho những câu hỏi thường gặp. Hãy tối ưu hóa cho những độc giả bận rộn hoặc lười biếng.
Cuối cùng, việc trả lời ý định của người dùng cũng có nghĩa là tránh các hành vi không trung thực, chẳng hạn như chiêu dụ click, báo cáo thiên vị, các link định hướng sai và gắn nhãn sai trong các link anchor.
Cách giữ cho người dùng gắn kết
Số liệu thống kê tiết lộ rằng, trung bình mọi người dành khoảng 37 giây trên một bài blog và đọc 20-28% nội dung trên trang. Điều đó có nghĩa là ta chỉ nên viết nội dung vừa đủ cho 37 giây?
Hoàn toàn ngược lại.
Ta cần có được thứ hạng với các công cụ tìm kiếm thông qua quyền hạn nội dung của mình. Sau đó, khi đã có người dùng trên trang, ta phải nhanh chóng thuyết phục họ ở lại.
Vậy, làm cách nào để thu hút người dùng của mình? Hai từ: cấu trúc và chất lượng.
Cấu trúc
Người dùng không đọc; họ chỉ quét nội dung. Một khi đã bị thuyết phục về giá trị, họ có thể đào sâu hơn. Vì vậy, ta cần làm cho các trang web của mình có thể quét được dễ dàng.
Thêm hồ sơ tác giả và hàng tên tác giả. E-A-T của Google bao gồm sự ưu tiên cho nội dung với tác giả có chuyên môn về lĩnh vực chủ đề tương ứng, cùng các yếu tố khác. Ai đã viết nội dung và dựa trên quyền hạn nào? Hãy làm rõ cho cả Google lẫn khách truy cập.
Bắt đầu với một đề nghị giá trị. Hãy làm cho đề xuất giá trị của ta hiển thị rõ ràng càng sớm càng tốt: ta đang cung cấp những gì và tại sao mọi người nên quan tâm? Trong báo chí, đây là kim tự tháp ngược: thông tin quan trọng nhất được chuyển lên trên cùng.
Sử dụng các tiêu đề và đoạn văn ngắn. Chia các khối nội dung lớn thành những đoạn văn ngắn (không dài hơn 200 từ hoặc 4-6 câu). H1 và H2 là những cách cần thiết để Google - và người dùng - hiểu được các trọng điểm.
Tạo tác động với phương tiện trực quan. Phương tiện tĩnh và động giúp người đọc hiểu nội dung dễ dàng hơn và giúp lưu giữ thông tin. Hãy đảm bảo sử dụng màu sắc và sự tương phản để hỗ trợ thay vì cản trở việc lưu giữ.
Sử dụng các dấu hiệu trực quan. Nội dung chữ in đậm, danh sách dấu đầu dòng, viết hoa và thụt lề là những cách thường bị đánh giá thấp xét về khả năng hướng dẫn sự chú ý của người đọc. Google biết rõ hơn: họ xem nội dung chữ in đậm là một gợi ý SEO có giá trị vì điều này báo hiệu thông tin quan trọng.
Sử dụng dữ liệu có cấu trúc. Đối với một số nội dung, đây có thể là một công cụ quan trọng để giúp Google phân loại và hiển thị một số thông tin nhất định (các công thức nấu ăn, dữ liệu cá nhân, thông tin sản phẩm...).
Chất lượng
Chất lượng là một tín hiệu xếp hạng cho các công cụ tìm kiếm. Từ chất lượng của giải pháp kỹ thuật (tốc độ tải trang) cho đến chất lượng nội dung chữ và phương tiện trên trang của ta, Google đang theo dõi tất cả những điều này.
Chất lượng phương tiện truyền thông. Hình ảnh có độ phân giải thấp là tín hiệu chất lượng kém cho cả người dùng lẫn các công cụ tìm kiếm — cũng giống như phương tiện truyền thông không tải được. Ngoài ra, hãy thận trọng khi sử dụng kho ảnh miễn phí: có khả năng là nhiều trang web khác đang sử dụng ảnh giống như vậy và điều này làm giảm đi tính độc đáo của chúng ta.
Chất lượng nội dung chữ. Công cụ tìm kiếm xếp hạng chất lượng nội dung chữ theo cách ngầm định. Lỗi ngữ pháp và chính tả báo hiệu chất lượng thấp và có thể dễ dàng khiến trang bị giáng cấp.
Trải nghiệm trang. Đây không chỉ là một khái niệm chung mà còn là một tập hợp các yếu tố xếp hạng cụ thể mà Google đã triển khai cho thiết bị di động từ tháng 8 năm 2021. Bắt đầu vào tháng 2 - tháng 3 năm 2022, điều này cũng sẽ áp dụng đối với việc xếp hạng cho máy tính để bàn. Bộ tín hiệu này bao gồm Core Web Vitals, giao thức HTTPS và quảng cáo xen kẽ xâm nhập. Mặc dù không được kết nối trực tiếp với nội dung web nhưng nó là một khía cạnh thiết yếu cần xem xét khi thiết kế trang nội dung.
Biết vấn đề của khán giả và cung cấp giải pháp tốt nhất
Nếu ta muốn các trang của mình có thứ hạng tốt và người dùng gắn kết, giải pháp rất đơn giản: biết đối tượng của mình, hiểu các tìm kiếm mà họ sẽ thực hiện và dự đoán những truy vấn này bằng cách cung cấp nội dung có thẩm quyền và phù hợp nhất.
Hãy gói ghém nội dung đó với cấu trúc tốt và có thể quét dễ dàng cũng như đảm bảo giá trị của nội dung được trình bày rõ ràng ngay từ đầu. Sau khi nội dung đã tiếp cận được người dùng, trải nghiệm người dùng tuyệt vời sẽ nằm ở đầu ngón tay của họ.