Khi một năm nữa khép lại, đã đến lúc chúng ta cần suy ngẫm về những gì đã hoạt động hiệu quả, những gì chưa hiệu quả và những gì sắp diễn ra. Khoản chi tiêu cho tiếp thị liên kết đã đạt đến một cột mốc rất lớn trong năm nay, vượt mức 10 tỷ đô la vào năm 2024. Con số này sẽ không chậm lại trong thời gian tới. Các chuyên gia dự đoán vào năm 2025, sự tăng trưởng sẽ ổn định khi các thương hiệu và nhà sáng tạo hợp tác tìm ra những cách mới lạ, thú vị để kết nối với khán giả.
Nhưng thành thật mà nói, tiếp thị liên kết không phải là không đi cùng những thử thách – từ việc xây dựng lòng tin cho đến việc trở nên nổi bật giữa đám đông. Bối cảnh ngành này đang ngày càng trở nên phức tạp hơn qua từng năm. Vậy, ta làm thế nào để có thể vượt qua những trở ngại ấy?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu 7 thử thách chính mà các đơn vị liên kết sẽ phải đối mặt vào năm 2025 và các xu hướng có khả năng giải quyết những thử thách ấy. Hãy xem như đây là cẩm nang giúp quý vị luôn dẫn đầu trong năm 2025.
Chúng ta cùng bắt đầu!
1. Khán giả không mấy tin tưởng các chương trình quảng bá của đơn vị liên kết
Giải pháp: Co-Selling và cá nhân hóa mặt tiền cửa hàng
Sự tin tưởng là rất cần thiết trong tiếp thị liên kết. Nếu khán giả không cảm thấy các sản phẩm mà quý vị đang quảng cáo là chân thực thì họ sẽ bỏ đi. Những đường link liên kết đại trà được dán vào bài đăng đã không còn hiệu quả nữa. Khán giả đã trở nên thông minh hơn và họ kỳ vọng nhiều trải nghiệm cá nhân hóa hấp dẫn hơn.
Đây là khi các trang đích co-branded và mặt tiền cửa hàng được cá nhân hóa phát huy tác dụng. Các "pop-up shop" kỹ thuật số này tạo điều kiện cho các đơn vị liên kết tạo trải nghiệm mua sắm được quản lý tốt, mang lại cảm giác chân thực đối với thương hiệu và tạo được tiếng vang với khán giả. Những lời giới thiệu bâng quơ không còn hiệu quả nữa mà cần phải có dạng: "Đây chính xác là thứ tôi yêu thích và tôi giúp bạn tìm được thứ này thật dễ dàng".
Tại sao cách này lại hiệu quả
81% người tiêu dùng cho biết sự tin tưởng là yếu tố chính yếu trong quyết định mua hàng của họ. Khi sử dụng mặt tiền cửa hàng được cá nhân hóa, các đơn vị liên kết xây dựng sự tin tưởng đó bằng cách liên kết các khuyến nghị với thương hiệu cá nhân của họ. Mặt khác, co-selling thì tận dụng mối quan hệ đối tác giữa các đơn vị liên kết và thương hiệu để tạo ra ưu đãi hoặc gói độc quyền, mang lại cảm giác độc đáo và được thiết kế riêng.
Lấy Amazon Influencer Stores của Amazon làm ví dụ. Những người sáng tạo có thể xây dựng cửa hàng mang thương hiệu của riêng mình, giới thiệu các sản phẩm mà họ thực sự yêu thích và sử dụng, do đó khiến khán giả tin tưởng các khuyến nghị của họ. Kết quả là gì? Mức độ gắn kết cao hơn và nhiều lượt chuyển đổi hơn.
Ứng dụng trong thực tế
Quý vị hãy tưởng tượng mình là một đơn vị liên kết trong ngành thể dục. Thay vì chia sẻ link liên kết cho đồ tập thể dục, quý vị có thể tạo một mặt tiền cửa hàng được cá nhân hóa có thảm tập yoga, dây kháng lực và thực phẩm chức năng thường dùng. Hãy kết hợp chúng với nội dung cho thấy quý vị đang sử dụng đồ tập thể dục — video tập luyện, bài đánh giá hoặc thậm chí phiên hỏi đáp trực tiếp — và như thế, đó không phải là một chương trình khuyến mãi đơn thuần mà còn là sự chứng thực chân thực được hỗ trợ bởi nội dung hướng đến giá trị.
Cách tiếp cận này không phải hiệu quả mà là cần thiết. Bởi khán giả đòi hỏi mức độ minh bạch và chân thực cao hơn, các cửa hàng được cá nhân hóa và quan hệ đối tác co-selling sẽ là những công cụ thiết yếu để duy trì khả năng cạnh tranh vào năm 2025.
2. Hành trình mua hàng dài làm tổn hại khả năng chuyển đổi
Giải pháp: Thương mại xã hội là yếu tố nền tảng
Một vấn đề đau đầu thường gặp của đơn vị liên kết chính là: hành trình mua hàng dài đằng đẵng. Ta đã thu hút được khách hàng tiềm năng bằng nội dung của mình, nhưng khi họ đi vào nhiều link, nhiều trang và biểu mẫu thì sự hứng thú của họ không còn. Mỗi khi phải click thêm một lần, khả năng họ bỏ đi lại tăng lên — và thế là ta mất khách.
Hãy tìm đến social commerce (thương mại xã hội), công cụ thay đổi cuộc chơi đang rút ngắn hành trình của người mua và tăng tốc độ chuyển đổi. Các nền tảng như TikTok, Instagram và Pinterest đang tích hợp mua hàng trực tiếp ngay trong ứng dụng, giúp khán giả dễ dàng mua những gì họ thấy mà không cần rời khỏi ứng dụng.
Tại sao cách này lại hiệu quả
Nghiên cứu cho thấy 76% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua sản phẩm hơn nếu quy trình mua hàng liền mạch. Thương mại xã hội loại bỏ việc chuyển hướng người mua đến các trang web bên ngoài, giảm các bước giữa quá trình tìm hiểu và mua hàng. Đối với các đơn vị liên kết, điều này có nghĩa là họ ít bị mất lượt sale hơn và có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Ví dụ như TikTok đã giới thiệu TikTok Shop để những người sáng tạo gắn thẻ sản phẩm trực tiếp vào video. Người xem có thể click, thêm vào giỏ hàng và mua — thực hiện tất cả những việc này mà không cần rời khỏi nền tảng. Sự tích hợp trực tiếp này tận dụng tính tức thời của nội dung xã hội, biến người xem thông thường thành khách mua hàng gần như ngay lập tức.
Ứng dụng trong thực tế
Giả sử quý vị là một đơn vị liên kết trong lĩnh vực làm đẹp. Quý vị tạo một hướng dẫn trên Instagram giới thiệu quy trình chăm sóc da yêu thích, tag tất cả các sản phẩm thông qua Instagram Shop. Khán giả có thể xem cách hoạt động của sản phẩm và mua chỉ bằng một cú chạm, không cần phải phiền phức tìm link hoặc vào các trang web bên ngoài.
Và không chỉ giới hạn ở các sản phẩm vật chất. Nếu quý vị đang quảng bá các dịch vụ, các lượt download dạng kỹ thuật số hoặc đăng ký theo dõi, các nền tảng như Pinterest đang triển khai những sự tích hợp tương tự để người ta mua thật dễ dàng.
Với hơn 50% Gen Z và Millennials hiện đang sử dụng nền tảng xã hội làm công cụ tìm kiếm để mua sắm, thương mại xã hội hiện là yếu tố nền tảng để tiếp thị liên kết thành công vào năm 2025. Hãy rút ngắn hành trình của người mua, duy trì số lượt bán hàng và theo dõi doanh thu tăng trưởng.
3. Quan hệ đối tác sáng tạo không hiệu quả
Giải pháp: Ưu tiên quan hệ đối tác đích thực
Đây là một câu chuyện mà các đơn vị liên kết đều biết rõ: một thương hiệu dồn các nguồn lực vào hàng chục quan hệ đối tác sáng tạo, để rồi thấy mức độ gắn kết mờ nhạt và ROI ở mức tối thiểu. Tại sao? Nhiều quan hệ đối tác tập trung vào số lượng hơn là chất lượng, dẫn đến những người sáng tạo không phù hợp, không tạo được tiếng vang với đối tượng khán giả mục tiêu.
Vào năm 2025, sự thay đổi này đã rõ ràng — tính xác thực quan trọng hơn số lượng. Khán giả ngày càng thông minh hơn và có thể cảm nhận được nếu như người sáng tạo tỏ ra ủng hộ điều gì đó mà họ không thực sự tin tưởng. Hãy hợp tác với những người sáng tạo phù hợp với các giá trị, giọng điệu và đối tượng khán giả thích hợp của thương hiệu bởi vì đây chính là yếu tố then chốt để nuôi dưỡng sự tin tưởng và lòng trung thành.
Tại sao cách này lại hiệu quả
Nghiên cứu từ Influencer Marketing Hub cho thấy người tiêu dùng tin tưởng người sáng tạo hơn là tin tưởng các quảng cáo truyền thống, nhưng chỉ khi mối quan hệ đối tác có vẻ chân thành. Các chương trình khuyến mãi không liên quan hoặc quá mang tính thương mại thường khiến người theo dõi xa lánh, trong khi các mối quan hệ hợp tác chân thực thì sẽ thúc đẩy sự gắn kết sâu sắc hơn và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Lấy ví dụ như trong ngành thời trang, một thương hiệu quần áo bền vững sẽ hoạt động tốt hơn nhiều khi hợp tác với một người sáng tạo có ý thức về môi trường - người có đối tượng theo dõi cũng coi trọng tính bền vững. Điều quan trọng không phải là tiếp cận hàng triệu người mà là phải tiếp cận đúng người.
Ứng dụng trong thực tế
Hãy xem qua vai trò của một nhà quảng bá ứng dụng thể dục. Thay vì hợp tác với mọi người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực sức khỏe, ta nên xác định những người sáng tạo mà ngoài nội dung về thể dục, họ còn tâm huyết về sức khỏe tinh thần — trọng tâm của ứng dụng thể dục. Thông qua các công cụ như CreatorIQ hay Aspire, ta có thể đánh giá số liệu gắn kết, thông tin nhân khẩu học của khán giả và thậm chí cả giọng điệu của người sáng tạo để đảm bảo sự phù hợp.
Patagonia có một câu chuyện thành công. Họ lựa chọn cẩn thận những người đam mê hoạt động ngoài trời và những người ủng hộ hoạt động bảo tồn để đại diện cho thương hiệu. Những người sáng tạo này không chỉ giới thiệu đồ dùng của Patagonia mà còn kể các câu chuyện chân thực về những chuyến phiêu lưu ngoài trời cùng các hoạt động bảo vệ môi trường của họ, qua đó vừa xây dựng lòng tin vừa kết nối cảm xúc với khán giả.
Khi tập trung vào những người sáng tạo có giá trị phù hợp tự nhiên với thương hiệu, ta xây dựng được các mối quan hệ mang lại kết quả lâu dài. Vào năm 2025, các mối quan hệ đối tác thấu đáo và chân thực sẽ là động lực thúc đẩy thành công cho đơn vị liên kết.
4. Nội dung tiếp thị liên kết tẻ nhạt và không hấp dẫn
Giải pháp: Dùng những định dạng nội dung mới như Livestream và VR
Tiếp thị liên kết phát triển mạnh nhờ nội dung, nhưng sự thật là các định dạng tĩnh như bài blog truyền thống hay những lượt đề cập sản phẩm đơn thuần đang bắt đầu trở nên nhàm chán. Khán giả ngày càng thờ ơ với những quảng cáo và nội dung đại trà thiếu tính tương tác hoặc kém thú vị.
Vậy, làm thế nào để giữ chân và thu hút khán giả? Câu trả lời nằm ở việc áp dụng các định dạng nội dung mới, hấp dẫn mang đến trải nghiệm mới mẻ, năng động.
Tại sao cách này lại hiệu quả
Bởi ngày càng quen với những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa và tức thời nên người tiêu dùng khao khát những nội dung vượt ra ngoài phạm vi thông thường. Các định dạng mới như trải nghiệm live-stream shopping, thực tế ảo (VR) và các câu chuyện tương tác giúp các đơn vị liên kết thoát khỏi những nội dung đơn điệu và mang đến điều gì đó thực sự hấp dẫn. Các định dạng này cung cấp sự kết nối thời gian thực với đối tượng khán giả, khiến họ cảm thấy gắn kết với trải nghiệm và có nhiều khả năng chuyển đổi hơn.
Ví dụ như live-stream shopping khai thác xu hướng thịnh hành của các buổi minh họa sản phẩm do người có tầm ảnh hưởng dẫn dắt. Gần một phần tư người tiêu dùng (23%) mua hàng trong buổi livestream, với 34% mua hàng sau đó – làm nổi bật tiềm năng mua hàng mạnh mẽ của các sự kiện thương mại dạng live.
Ứng dụng trong thực tế
Ví dụ như ngành làm đẹp đã áp dụng hình thức live-stream shopping để thu hút khán giả theo thời gian thực. Các thương hiệu như Sephora đã hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng để tổ chức những sự kiện mua sắm trực tiếp trên các nền tảng như Instagram và TikTok. Người xem có thể xem demo sản phẩm, đặt câu hỏi và mua hàng trực tiếp trong buổi phát trực tiếp. Hoạt động tương tác này tạo ra trải nghiệm thực tế ngay lập tức mà nội dung truyền thống không thể sánh được.
Mặt khác, trong thế giới VR, các thương hiệu như Nike và Tommy Hilfiger đã mạo hiểm thực hiện các cửa hàng thực tế ảo. Ở đó, người dùng có thể khám phá sản phẩm trong môi trường hoàn toàn nhập vai, thử quần áo và giày dép mà không cần phải rời khỏi nhà. Các đơn vị liên kết sử dụng chương trình khuyến mãi dựa trên VR trở nên nổi bật thông qua việc cung cấp trải nghiệm mua sắm mới lạ, tăng mức độ gắn kết, đồng thời tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Dù là cung cấp các ưu đãi độc quyền trong các sự kiện live shopping hay tạo ra trải nghiệm VR đáng nhớ, việc tích hợp các định dạng nội dung tương tác và nhập vai vào tiếp thị liên kết là rất cần thiết để duy trì sự chú ý của khán giả và thúc đẩy khả năng chuyển đổi vào năm 2025.
5. Các mô hình thanh toán cứng nhắc không hiệu quả
Giải pháp: Mô hình thanh toán kết hợp
Nếu vẫn dựa vào các mô hình thanh toán theo mức giá cố định hoặc chỉ tính hoa hồng thì rất có thể ta đang bỏ lỡ cơ hội lớn. Vấn đề ở đây là: các khoản thanh toán theo mức cố định thì nằm trong khả năng dự đoán nhưng chúng không thực sự truyền cảm hứng cho những người sáng tạo vượt qua giới hạn của họ. Mặt khác, các mô hình chỉ tính hoa hồng có thể khiến những người có tầm ảnh hưởng với tên tuổi lớn cần thêm một chút chắc chắn về tài chính ngay từ đầu.
Nhưng sẽ thế nào nếu có cách để thực hiện trọn vẹn đôi đường? Hãy dùng mô hình thanh toán kết hợp, câu trả lời cho vấn đề thanh toán cứng nhắc.
Tại sao cách này lại hiệu quả
Mô hình thanh toán kết hợp là mô hình hợp nhất các khoản thanh toán trả trước với hoa hồng dựa trên hiệu suất, kết hợp bảo mật tài chính với chương trình khuyến khích. Và bí mật là đây: mô hình này thu hút mọi kiểu người sáng tạo, từ những người có tầm ảnh hưởng tên tuổi đến các đơn vị liên kết nhỏ hơn. Cách này mang đến cho mọi người lý do để nỗ lực hết mình và tạo ra nội dung chất lượng cao, bởi vì họ được đảm bảo thu nhập và có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn dựa trên kết quả mang lại.
Đối với thương hiệu thì điều này có nghĩa là ta không phải lựa chọn giữa việc trả tiền để được hiển thị hoặc trả tiền cho hiệu suất — ta có thể có cả hai. Các mô hình kết hợp thúc đẩy người sáng tạo thể hiện hết khả năng, cho dù họ đang tiếp cận lượng khán giả lớn hay mang lại những sự chuyển đổi có mục tiêu cao.
Ứng dụng trong thực tế
Chúng ta cùng xem xét Adidas. Họ đã thành công với mô hình kết hợp bằng cách làm việc với cả những người có tầm ảnh hưởng tên tuổi lẫn các đơn vị liên kết nhỏ. Những người có tầm ảnh hưởng tên tuổi thì được đảm bảo thanh toán để quảng bá sản phẩm mới, trong khi những người có tầm ảnh hưởng nhỏ hơn hoặc các đơn vị liên kết thì kiếm được hoa hồng dựa trên số lượt bán hàng mà họ tạo ra. Đây là mô hình đôi bên cùng có lợi: Adidas vừa có được phạm vi tiếp cận vừa có được kết quả mà không cần phải dồn hết nguồn lực vào một nơi.
Một thương hiệu lớn khác cũng sử dụng chiến lược tương tự là Ulta Beauty thuộc ngành làm đẹp. Một số người có tầm ảnh hưởng nhận được mức phí cố định cho nội dung được tài trợ, trong khi những người khác thì làm việc dựa trên hoa hồng từ số lượt bán hàng từ các link liên kết của họ. Sự dàn xếp này cho phép những người có tầm ảnh hưởng chọn những gì phù hợp nhất với họ và Ulta thì được trọn vẹn cả đôi đường — phạm vi phủ sóng đáng tin cậy và hiệu suất thúc đẩy doanh số.
Vậy, nếu ta muốn mở rộng chương trình liên kết vào năm 2025, hãy cân nhắc từ bỏ phương pháp cứng nhắc. Với mô hình thanh toán kết hợp, ta sẽ tạo động lực cho những người sáng tạo, thu hút nhiều tài năng khác nhau, có được cả phạm vi tiếp cận lẫn kết quả — mà không phải hy sinh những yếu tố khác.
6. Quá phụ thuộc vào thông điệp thương hiệu
Giải pháp: Bằng chứng xã hội là động lực thúc đẩy
Tất cả chúng ta đều đã thấy những dấu hiệu — người tiêu dùng ngày càng hoài nghi về thông điệp thương hiệu truyền thống. Quảng cáo hào nhoáng và mô tả sản phẩm theo kịch bản không còn hấp dẫn được người tiêu dùng nữa. Nói đến việc thực sự quyết định mua hàng, họ muốn thứ gì đó thực tế.
Nếu quá phụ thuộc vào thông điệp thúc đẩy thương hiệu thì ta đang bỏ lỡ một yếu tố quan trọng: bằng chứng xã hội.
Tại sao cách này lại hiệu quả
Con người ta tin tưởng lẫn nhau, đơn giản vậy thôi. Bằng chứng xã hội — dù ở dạng lời chứng thực của người sáng tạo, đánh giá sản phẩm hay mặt tiền cửa hàng được chọn lọc — cho khán giả thấy rằng những con người thực giống như họ cũng yêu thích sản phẩm. Điều này cũng tương đương với việc nhận được lời giới thiệu từ một người bạn – tất cả chúng ta đều biết điều này có sức ảnh hưởng như thế nào.
Bằng cách đưa ra những tiếng nói chân thực từ những người sáng tạo đã thực sự sử dụng và yêu thích sản phẩm, các đơn vị liên kết có thể xây dựng được lòng tin – điều rất cần thiết cho thương hiệu. Loại bằng chứng này tạo ra cảm giác xác thực mà nếu chỉ sử dụng thông điệp thương hiệu thì không thể đạt được. Cho dù liên quan đến người sáng tạo chia sẻ trải nghiệm cá nhân hay những người theo dõi phấn khởi với hiệu quả của sản phẩm đối với họ, loại nội dung này luôn làm tăng tỷ lệ gắn kết và chuyển đổi.
Ứng dụng trong thực tế
Hãy xem xét trường hợp của Glossier. Họ xây dựng thương hiệu bằng cách tận dụng bằng chứng xã hội thông qua các đánh giá thực tế của khách hàng và sự chứng thực của người có tầm ảnh hưởng. Thay vì chỉ đẩy quảng cáo đại trà, họ đã tạo ra một cộng đồng để mọi người chia sẻ những câu chuyện cá nhân và trải nghiệm sản phẩm. Đổi lại, các đơn vị liên kết của Glossier sử dụng những lời chứng thực và nội dung do người dùng tạo ra này để làm tăng lòng tin và khả năng chuyển đổi, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh của họ.
Amazon là một ví dụ tuyệt vời khác. Tất nhiên, họ có thông điệp thương hiệu, nhưng điều thực sự thúc đẩy chuyển đổi chính là các đánh giá và xếp hạng của khách hàng mà các đơn vị liên kết thường link đến trong nội dung. Khi các đơn vị liên kết cho hiển thị các xếp hạng cao hoặc người sáng tạo khen ngợi một sản phẩm nào đó, lượt bán hàng có thể tăng theo cấp số nhân. Đây là tâm lý "nếu họ tin được thì mình cũng tin được".
Vì vậy, nếu ta chỉ đang thúc đẩy thông điệp thương hiệu thì đã đến lúc bắt đầu giới thiệu những câu chuyện và trải nghiệm thực tế. Những lời chứng thực chân thực sẽ chiếm được lòng tin của khán giả — và cuối cùng là chinh phục họ mua hàng.
7. Quản lý chiến dịch quy mô lớn không hiệu quả
Giải pháp: AI và tự động hóa
Khi chương trình của ta ngày càng phát triển, quản lý các chiến dịch liên kết theo cách thủ công thực sự là cơn ác mộng. Khi làm việc với hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm đơn vị liên kết, ta sẽ nhanh chóng mất khả năng kiểm soát theo dõi mọi thứ — từ việc lựa chọn đúng người sáng tạo cho đến tối ưu hóa nội dung chiến dịch, mọi thứ có thể trở nên lộn xộn và tiêu tốn thời gian.
Tuy nhiên, đừng lo lắng, có một cách thông minh để xử lý tất cả những sự hỗn loạn này được gọi là AI và tự động hóa. Những công cụ này không phải chỉ dành cho người đam mê công nghệ mà chúng cũng là công thức bí mật để chạy các chiến dịch liên kết quy mô lớn với hiệu suất cao thật trơn tru.
Tại sao cách này lại hiệu quả
AI và tự động hóa giúp gánh bớt nhiều việc nặng nhọc, liền mạch hóa việc quản lý chiến dịch theo những cách mà trước đây không thể thực hiện được. Thay vì phải phân loại thủ công qua những người sáng tạo và chiến dịch, các công cụ này có thể tự động chọn người sáng tạo dựa trên hiệu suất trước đây, thông tin nhân khẩu học về khán giả và thậm chí là dữ liệu dự đoán. AI có thể giúp ta cá nhân hóa nội dung cho các phân khúc cụ thể, tăng mức độ phù hợp và gắn kết mà không cần phải động tay.
Chưa hết, các phân tích dự đoán giúp ta dự đoán những quan hệ đối tác nào có tiềm năng thành công cao nhất. Điều này có nghĩa là ta có thể tập trung nuôi dưỡng các mối quan hệ hợp tác quan trọng nhất và không lãng phí thời gian vào những mối quan hệ không hiệu quả.
Ứng dụng trong thực tế
Ví dụ như Coca-Cola đã sử dụng các công cụ AI để quản lý các chiến dịch liên kết toàn cầu và đây là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Thay vì phải sàng lọc thủ công những người có tầm ảnh hưởng, AI giúp họ tìm ra sự kết hợp hoàn hảo cho từng chiến dịch, cá nhân hóa nội dung cho những thị trường khu vực cụ thể. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Sephora là một ví dụ tuyệt vời khác. Họ sử dụng các công cụ tự động hóa để xử lý rất nhiều đơn vị liên kết trong chương trình. Thông qua AI, họ có thể tự động phân khúc cơ sở đơn vị liên kết, đảm bảo mỗi người sáng tạo nhận được các ưu đãi sản phẩm, nội dung và ưu đãi phù hợp dựa trên đối tượng khán giả của họ. Mức độ cá nhân hóa này thúc đẩy kết quả tốt hơn và giúp mở rộng quy mô chương trình của họ hiệu quả hơn.
MGID không chỉ tạo ra các quảng cáo có tác động mà còn cung cấp những tính năng như CTR Guard để theo dõi và giải quyết tình trạng chán quảng cáo, phân tích dự đoán để tối ưu hóa hiệu suất và cập nhật nội dung tự động. Các công cụ này liền mạch hóa việc quản lý chiến dịch, đảm bảo các đơn vị liên kết có thể duy trì mức độ gắn kết cao và mở rộng quy mô hiệu quả.
Vậy, nếu quý vị muốn chạy một chương trình liên kết lớn mà không phải đau đầu thì AI và tự động hóa là giải pháp phù hợp. Chúng sẽ giúp quý vị mở rộng quy mô dễ dàng, cải thiện việc quản lý người sáng tạo và đảm bảo rằng mỗi mối quan hệ hợp tác đều đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Sẵn sàng cho những điều sắp tới?
Khi phân tích các thử thách và giải pháp mà chúng ta sẽ thấy vào năm 2025, một điều rõ ràng là: trò chơi tiếp thị liên kết đang thay đổi nhanh chóng và chìa khóa để giành chiến thắng là phải đi trước một bước. Từ khai thác AI để quản lý chiến dịch dễ dàng cho đến áp dụng các định dạng nội dung và mô hình thanh toán mới, đây là thời điểm thú vị trong không gian tiếp thị liên kết. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là: tuy những xu hướng này nghe có vẻ tuyệt vời trên lý thuyết nhưng để thực hiện tốt thì ta cần có một số chuyên môn.
Đó là khi chúng tôi vào cuộc. MGID không chỉ lèo lái tốt những thay đổi này mà còn giúp các thương hiệu luôn dẫn đầu. Cho dù quý vị đang muốn mở rộng chương trình tiếp thị liên kết, tham gia thương mại xã hội hay tìm người sáng tạo hoàn hảo cho mối quan hệ đối tác lâu dài, chúng tôi đều có các công cụ, kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu để giúp quý vị điều hướng các xu hướng này.
Vậy, nếu quý vị đã sẵn sàng bước vào năm 2025 với một chiến lược mới được thúc đẩy bởi sự đổi mới và các giải pháp mới cập nhật, MGID luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đảm bảo các chiến dịch tiếp thị liên kết của quý vị không chỉ bắt kịp xu hướng mà còn thiết lập xu hướng. Hãy liên hệ với chúng tôi và chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện!