“Header bidding” đã được chứng minh là một phương pháp thành công để kiếm tiền từ web đối với trình duyệt trên máy tính bàn và di động. Từ 2015, công nghệ này đã giúp ngành lập trình trở nên mạnh hơn và tạo điều kiện cho các nhà phát hành tạo ra nhiều doanh thu hơn.
Ý tưởng đằng sau header bidding khá đơn giản: mọi sàn giao dịch quảng cáo và nguồn cầu sẽ cạnh tranh để có được khoảng không quảng cáo của nhà phát hành trong một cuộc đấu giá. Để thực hiện header bidding, nhà phát hành chỉ việc chèn mã JavaScript vào trong header tag (thẻ tiêu đề) trên bất kỳ trang cụ thể nào, do đó phương pháp này có tên là header bidding.
Nhưng điều này diễn dịch như thế nào ở môi trường trong ứng dụng và điều này có nghĩa là gì đối với nhà phát hành ứng dụng? Trong bài hướng dẫn toàn diện này, chúng ta sẽ làm rõ những điểm phức tạp của in-app header bidding, làm sáng tỏ việc điều này thay đổi cách hoạt động của quảng cáo trên di động như thế nào.
In-app header bidding là gì?
In-app header bidding là một kỹ thuật quảng cáo lập trình được sử dụng trong các ứng dụng di động. Mặc dù có những điểm tương tự về tên gọi nhưng loại này không liên quan gì với tiêu đề. Tiêu đề bị giới hạn ở các trình duyệt, và đây là lý do tại sao chúng ta phải chờ rất lâu mới có được phiên bản header bidding phù hợp cho ứng dụng di động.
Vì không có tiêu đề để chèn mã JavaScript vào nên các ứng dụng dùng bộ công cụ phát triển phần mềm (software development kits - SDK) để lấy mọi plugin cần thiết để giao tiếp với các server. SDK là trọng tâm của quảng cáo lập trình, vì in-app header bidding đòi hỏi phải giao tiếp với mạng quảng cáo.
Mặc dù cơ chế đấu giá vẫn giống nhau ít nhiều, nhưng điểm khác biệt nằm ở cách in-app header bidding quản lý các đối tác. Header bidding loại bỏ nhu cầu sử dụng SDK thừa trong ứng dụng.
In-app header bidding tiến hành đấu giá ở phía khách hàng, nghĩa là hoạt động này diễn ra trong ứng dụng trên thiết bị của người dùng. Điều này cho phép bidding song song, tức là nhiều đối tác có nhu cầu có thể đặt giá cùng lúc cho khoảng không quảng cáo trong thời gian thực.
Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa những người mua có thể dẫn đến giá bid cao hơn, và điều này sau hết sẽ có lợi cho nhà phát hành. Với giá bid cao hơn, nhà phát hành có tiềm năng kiếm được doanh thu nhiều hơn từ khoảng không quảng cáo của họ.
In-app header bidding hoạt động như thế nào?
In-app header bidding hoạt động thông qua một loạt các bước cho phép nhiều nguồn nhu cầu đặt giá bid đồng thời cho khoảng không quảng cáo trong ứng dụng di động. Dưới đây là chi tiết về cách hoạt động:
- Mở ứng dụng: Người dùng mở ứng dụng di động trên thiết bị.
- Yêu cầu không gian quảng cáo: Ứng dụng xác định các slot quảng cáo hiện có, nơi có thể cho hiển thị quảng cáo (ví dụ như các đơn vị quảng cáo banner, interstitial, tự nhiên).
- Tích hợp header bidding: Ứng dụng sử dụng Header Bidding SDK (Software Development Kit - Kit phát triển phần mềm). SDK này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện header bidding.
- Yêu cầu đấu giá khoảng không quảng cáo: Thay vì gửi yêu cầu khoảng không quảng cáo đến một mạng quảng cáo hoặc sàn giao dịch đơn nhất, SDK sẽ gửi đồng thời đến nhiều đối tác có nhu cầu (các sàn giao dịch quảng cáo, các mạng, các SSP).
- Đấu giá theo thời gian thực: Các đối tác có nhu cầu nhận yêu cầu không gian quảng cáo và bắt đầu tham gia đấu giá theo thời gian thực.
- Đặt giá bid và xác định giá: Mỗi đối tác có nhu cầu sẽ đánh giá không gian quảng cáo hiện có dựa trên các yếu tố như dữ liệu người dùng, các thông số nhắm mục tiêu, hiệu suất lịch sử và giá bid. Họ gửi giá bid tới SDK.
- Lựa chọn bid thắng cuộc: SDK thu thập mọi bid và chọn người trả giá cao nhất làm người thắng phiên đấu giá.
- Phân phối quảng cáo: Đối tác có nhu cầu đã thắng cuộc sẽ phân phối quảng cáo tới SDK.
- Render quảng cáo: SDK render và hiển thị quảng cáo thắng cuộc trong slot quảng cáo được chỉ định của ứng dụng.
- Tương tác của người dùng: Người dùng tương tác với quảng cáo được hiển thị (ví dụ như click vào).
- Báo cáo và theo dõi: SDK theo dõi và báo cáo dữ liệu về hoạt động tương tác của người dùng với quảng cáo (ví dụ như lượt click, lượt xem) cho cả nhà phát hành ứng dụng lẫn đối tác có nhu cầu đã chiến thắng.
- Phân phối doanh thu: Nhà phát hành ứng dụng có được doanh thu từ bid thắng cuộc – thường được chia với mạng quảng cáo hoặc sàn giao dịch.
Như chúng ta có thể thấy, in-app header bidding giúp quy trình đấu giá mang tính cạnh tranh và minh bạch hơn so với phương pháp thác nước (waterfall) truyền thống. Điều này tạo điều kiện cho nhiều nguồn cầu cạnh tranh đồng thời để có được khoảng không quảng cáo, có khả năng dẫn đến CPM cao hơn và tăng doanh thu cho nhà phát hành ứng dụng.
Những lợi ích của in-app header bidding
Giờ đây, khi đã biết header trong ứng dụng là gì, chúng ta có thể xem qua mọi lợi ích có được khi sử dụng phương pháp này.
In-app header bidding dựa trên đấu giá theo giá cao nhất, nghĩa là người mua đặt bid thể hiện chính xác mỗi người dùng đánh giá chúng như thế nào. Đấu giá theo giá cao nhất có nhiều lợi ích:
- minh bạch hơn và hoạt động ổn định hơn trong quy trình;
- linh hoạt tích hợp các đối tác mới có nhu cầu một cách dễ dàng;
- bid cao hơn trên khoảng không quảng cáo của nhà phát hành;
- cạnh tranh theo thời gian thực.
Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất đến từ việc loại bỏ sự ưu tiên mạng quảng cáo của phương pháp thác nước. Với phương pháp thác nước, ta tự mình ưu tiên các mạng hoặc để dữ liệu lịch sử thực hiện việc đó thay cho mình.
Với in-app header bidding, phiên đấu giá diễn ra đồng thời hoặc song song (unified auction - đấu giá thống nhất). Mọi mạng quảng cáo đều có cơ hội như nhau trong việc có được khoảng không quảng cáo (không chỉ các mạng ưu tiên) và ở mức giá cao hơn giá sàn.
Cần đề cập rằng sau khi thay thế SDK mediation bằng in-app header bidding, số lượng SDK phải cài đặt giảm đáng kể. Điều này tương đương với trải nghiệm người dùng tốt hơn, ít vấn đề về độ trễ hơn và ít phải bảo trì hơn nhiều.
Vậy, những lợi ích được tóm tắt như sau:
- Tính cạnh tranh tăng: In-app header bidding cho phép nhiều đối tác có nhu cầu đặt bid đồng thời cho khoảng không quảng cáo. Điều này làm tăng tính cạnh tranh và có thể dẫn đến CPM cao hơn, tiềm năng doanh thu tốt hơn cho nhà phát hành.
- Doanh thu cao hơn: Do tính cạnh tranh tăng và khả năng được giá bid cao hơn, nhà phát hành thường có doanh thu quảng cáo tổng thể cao hơn so với các phương pháp quảng cáo thác nước truyền thống.
- Đưa ra quyết định theo thời gian thực: In-app header bidding diễn ra theo thời gian thực, tạo điều kiện cho nhà phát hành ra quyết định ngay lập tức về việc quảng cáo nào được hiển thị dựa trên bid cao nhất.
- Quy trình đấu giá minh bạch: In-app header bidding cung cấp sự minh bạch vì mọi đối tác có nhu cầu đều có mức độ hiển thị như nhau trong quy trình đấu giá, đảm bảo cạnh tranh khoảng không quảng cáo công bằng và cởi mở.
- Độ trễ giảm: In-app header bidding thường có độ trễ thấp hơn so với loại thác nước truyền thống. Điều này nghĩa là thời gian tải quảng cáo cho người dùng nhanh hơn, và điều này có thể cải thiện trải nghiệm tổng thể của người dùng.
- Tiếp cận nhu cầu cao cấp: Các nhà phát hành có thể kết nối với nhiều đối tác có nhu cầu cao cấp, bao gồm các sàn giao dịch quảng cáo, mạng quảng cáo và SSP, giúp họ tiếp cận quảng cáo và nhà quảng cáo chất lượng cao.
- Kiếm tiền từ quảng cáo thật linh hoạt: Nhà phát hành có sự linh hoạt trong việc quản lý và tối ưu hóa khoảng không quảng cáo dựa trên các mục tiêu và chiến lược kiếm tiền cụ thể của mình.
Nhìn chung, in-app header bidding giúp nhà phát hành tối đa hóa doanh thu quảng cáo bằng cách tạo môi trường đấu giá cạnh tranh và minh bạch, sau hết là mang lại lợi ích cho cả nhà phát hành lẫn nhà quảng cáo.
In-app header bidding vs. web header bidding
Trong lĩnh vực quảng cáo lập trình, cả in-app header bidding lẫn web header bidding đều đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, chúng hoạt động trong các môi trường riêng biệt, mỗi loại đều có những tập hợp yếu tố quan trọng riêng. Hãy cùng khám phá những điểm khác biệt chính giữa hai kỹ thuật bidding hiệu quả này.
Phương diện | In-app header bidding | Web header bidding |
---|---|---|
Môi trường | Ứng dụng di động | Website |
Đấu giá theo thời gian thực | Có, trên thiết bị của người dùng | Có, trong trình duyệt |
Phân bổ nguồn lực | Giải phóng nguồn lực nội bộ | Tiêu thụ nguồn lực nội bộ |
Trải nghiệm người dùng | Thời gian tải quảng cáo nhanh hơn | Có khả năng tác động đến thời gian tải trang |
Triển khai kỹ thuật | Yêu cầu tích hợp SDK | Liên quan đến việc triển khai các tag hoặc wrapper header bidding |
Tối ưu hóa | Tối đa hóa doanh thu quảng cáo cho nhà phát hành ứng dụng di động | Tối ưu hóa doanh thu quảng cáo cho nhà phát hành website |
Độ phức tạp tích hợp | Việc tích hợp SDK trong ứng dụng có thể đòi hỏi nguồn lực phát triển | Việc tích hợp header bidding đòi hỏi tag hoặc wrapper header bidding trong tiêu đề của website |
Quy trình cơ bản của header bidding trong môi trường web và in-app header bidding trong các ứng dụng di động khá giống nhau. Điểm khác biệt chính nằm ở việc triển khai kỹ thuật và các công cụ cụ thể được sử dụng.
Trong web header bidding, nhà phát hành tích hợp mã JavaScript (header bidding wrapper) vào phần tiêu đề của một trang của web. Mã này gửi yêu cầu bid tới các đối tác có nhu cầu, và quá trình đấu giá diễn ra trong trình duyệt web của người dùng. Các header bidding wrapper quản lý nhiều đối tác có nhu cầu và đơn giản hóa quy trình triển khai.
Theo như chúng ta biết, trong in-app header bidding, ứng dụng di động sử dụng SDK để liên lạc. SDK tạo điều kiện đặt yêu cầu bid cho nhiều đối tác có nhu cầu, và quá trình đấu giá diễn ra trên thiết bị của người dùng trong ứng dụng.
Ghi nhớ: Mặc dù cả in-app header bidding lẫn web header bidding đều phục vụ cho một mục tiêu chung nhưng chúng hoạt động trong các môi trường riêng biệt với những yếu tố kỹ thuật độc nhất. Việc lựa chọn giữa hai loại tùy thuộc vào nền tảng (ứng dụng di động hay website) và mục tiêu tối ưu hóa cụ thể của nhà phát hành. Bằng cách hiểu những điểm khác biệt, nhà phát hành có thể tận dụng điểm mạnh của từng phương pháp để nâng cao các chiến lược quảng cáo lập trình và tối đa hóa doanh thu quảng cáo.
Hiện trạng sử dụng
Tỷ lệ sử dụng in-app header bidding vốn thấp và không tài nào cao bằng tỷ lệ trên trình duyệt máy tính bàn và thiết bị di động. Điều này chủ yếu là do sự khác biệt về cách thực hiện, vì bidding trong ứng dụng yêu cầu sử dụng SDK thay vì đơn thuần chèn mã JavaScript.
Tuy nhiên, đến quý 3 năm 2019, tỷ lệ sử dụng đã tăng, và khoản chi cho in-app header bidding đã tăng gấp đôi.
Mặc dù số liệu thống kê nêu trên chỉ tính Bắc Mỹ và Tây Âu, nhưng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mức chi cho in-app header bidding cũng tăng 50%. Bất kể chúng ta đang thảo luận về khu vực nào thì mức chi cho quảng cáo cũng cao hơn bao giờ hết.
Và với mức chi cho quảng cáo lập trình được dự đoán sẽ tăng đến 168 tỷ USD vào năm 2024 ở Mỹ, có thể nói rằng trong tương lai gần, tỷ lệ sử dụng sẽ tiếp tục ngày càng tăng.
Các tùy chọn thiết lập in-app header bidding
Có hai cách để triển khai in-app header bidding:
- xây dựng giải pháp của riêng mình bằng mã nguồn mở;
- tìm một đối tác đã xây dựng giải pháp của riêng họ.
Phương án đầu tiên liên quan đến việc tạo giải pháp in-app header bidding tùy chỉnh bằng cách dùng mã nguồn mở. Cách này yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật và nguồn lực đáng kể vì ta sẽ phụ trách phát triển và duy trì giải pháp nội bộ.
Ngoài ra, nhà phát hành có thể chọn hợp tác với nhà cung cấp bên thứ ba đã phát triển giải pháp in-app header bidding của riêng họ. Phương áp này giúp nhà phát hành tận dụng kiến thức chuyên môn và công nghệ của một đối tác uy tín.
Việc quyết định chọn cách nào chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức kỹ thuật của đội ngũ. Nếu trọng tâm của ta là quảng cáo và ta có các nguồn lực kỹ thuật cần thiết để xây dựng hệ thống header bidding của riêng mình thì ta nên đầu tư thời gian và công sức vào việc tạo ra giải pháp riêng.
Tuy nhiên, không phải nhà phát hành nào cũng có đủ nguồn lực để xây dựng toàn bộ môi trường bidding. Khi đó, nhà phát hành có thể hợp tác với nhà cung cấp có giải pháp in-app header đã tạo sẵn. Tốt nhất là giải pháp được xây dựng trên mã nguồn mở, chẳng hạn như Prebid.org, vì điều này mang đến tính linh hoạt và tương thích tối đa.
Một đối tác như thế sẽ có thể cung cấp mọi tính năng được ưa chuộng trong in-app header bidding, chẳng hạn như tối ưu hóa sàn động, các chiến dịch hiệu suất khác nhau và sự tích hợp mọi mạng quảng cáo chính.
Tiêu chí | Xây dựng giải pháp riêng | Hợp tác với giải pháp hiện có |
---|---|---|
Chuyên môn kỹ thuật | Đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao | Cần chuyên môn kỹ thuật vừa phải để tích hợp |
Thời gian phát triển | Khoảng thời gian phát triển dài hơn | Thời gian thực hiện ngắn hơn |
Kiểm soát tùy chỉnh | Toàn quyền kiểm soát tùy chỉnh và các tính năng | Tùy chỉnh hạn chế dựa trên giải pháp của đối tác |
Đầu tư nguồn lực | Đòi hỏi nguồn lực nội bộ đáng kể | Dựa vào nguồn lực của đối tác bên ngoài |
Trách nhiệm bảo trì | Đội ngũ nội bộ phụ trách bảo trì | Đối tác phụ trách bảo trì và cập nhật |
Chi phí | Chi phí phát triển trả trước có thể cao | Có thể cần phí hợp tác hoặc chia doanh thu |
Rủi ro | Rủi ro cao hơn xét về những thử thách và thất bại kỹ thuật | Rủi ro thấp hơn vì giải pháp của đối tác đã được chứng minh |
Thời gian đưa ra thị trường | Thời gian đưa ra thị trường lâu hơn do quá trình phát triển | Thời gian đưa ra thị trường nhanh hơn do tận dụng giải pháp hiện có |
Khả năng mở rộng | Có thể được thiết kế cho nhu cầu mở rộng cụ thể | Dựa vào khả năng mở rộng giải pháp của đối tác |
Tính linh hoạt ở các đối tác | Không bị ràng buộc với nhà cung cấp bên thứ ba cụ thể | Bị hạn chế xoay quanh các đối tác hiện có và giải pháp của họ |
Chuyên môn nội bộ | Đòi hỏi một đội ngũ tận tâm có kiến thức cụ thể | Cần ít chuyên môn nội bộ hơn để tích hợp |
Bonus: Header Bidding vs. Unified Auction
Điều thú vị là header bidding đã mở đường cho unified auction (đấu giá thống nhất). Unified auction bao gồm cả bán trực tiếp lẫn nhu cầu lập trình, cạnh tranh trong một phiên đấu giá duy nhất để giành được lượt hiển thị.
Không như header bidding truyền thống, unified auction được quản lý ở phía server, và điều này khiến thời gian tải nhanh hơn. Chỉ có một phiên bidding diễn ra cho mỗi lượt hiển thị, đảm bảo tính hiệu quả. Google Exchange Bidding, hiện được gọi là Open Bidding, là một ví dụ về hệ thống đấu giá thống nhất chạy trên Google AdX.
Câu hỏi thường gặp
In-app header bidding có phù hợp với tất cả các loại ứng dụng di động không?
Có, in-app header bidding phù hợp với nhiều ứng dụng di động, bao gồm ứng dụng game, ứng dụng tin tức, ứng dụng mạng xã hội và nhiều nữa. Nhà phát hành có thể triển khai in-app header bidding ở nhiều danh mục khác nhau, với điều kiện là ứng dụng đó có cơ sở người dùng đáng kể và số lượt hiển thị quảng cáo đáng kể.
Có bất kỳ hạn chế hoặc thử thách tiềm tàng nào liên quan đến việc triển khai in-app header bidding không?
Có những thử thách tiềm tàng khi triển khai in-app header bidding. Những thử thách này có thể bao gồm nhu cầu chuyên môn kỹ thuật, thời gian phát triển dài hơn và tích hợp nhiều SDK. Hơn nữa, nhà phát hành nên cẩn thận cân nhắc lựa chọn giữa việc xây dựng giải pháp của riêng mình hoặc hợp tác với một nhà cung cấp hiện hữu, vì mỗi lựa chọn đều có những yếu tố cân nhắc và ưu nhược điểm riêng.
In-app header bidding góp phần làm tăng tính cạnh tranh và làm cho CPM cao hơn đối với nhà phát hành như thế nào?
In-app header bidding làm tăng tính cạnh tranh và CPM cho nhà phát hành bằng cách giúp nhiều nguồn có nhu cầu đặt bid đồng thời đối với các lượt hiển thị quảng cáo. Điều này dẫn đến quy trình đấu giá hiệu quả hơn, làm tăng nhu cầu và cuối cùng là khiến CPM cao hơn cho nhà phát hành. Ngoài ra, tính minh bạch và tính thời gian thực của header bidding tạo ra môi trường cạnh tranh hơn, thu hút nhiều nhu cầu hơn từ các nhà quảng cáo đang tìm cách tiếp cận đối tượng khán giả mục tiêu của họ một cách hiệu quả.
Các nhà phát hành có thể dùng in-app header bidding kết hợp với các chiến lược kiếm tiền từ quảng cáo khác không?
Có, các nhà phát hành có thể sử dụng in-app header bidding kết hợp với những chiến lược kiếm tiền từ quảng cáo khác. Điều này có thể bổ sung cho các phương pháp như ad mediation hay waterfall setup. Bằng cách kết hợp in-app header bidding, nhà phát hành có thể đa dạng hóa luồng doanh thu và có tiềm năng đạt được lợi nhuận cao hơn từ khoảng không quảng cáo của mình. Tính linh hoạt này cho phép nhà phát hành tối ưu hóa biện pháp kiếm tiền để phù hợp với ứng dụng và đối tượng khán giả cụ thể.
Một số phương pháp hay nhất để tối ưu hóa việc thiết lập in-app header bidding là gì?
Việc tối ưu hóa thiết lập in-app header bidding bao gồm một số phương pháp tốt nhất:
- Thực hiện kiểm tra chất lượng quảng cáo trước khi bid: Đảm bảo quảng cáo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng trước khi được gửi đi đấu giá để duy trì trải nghiệm tích cực cho người dùng.
- Sử dụng timeout thông minh: Đặt giá trị timeout thích hợp để ngăn chậm trễ trong việc phân phối quảng cáo, đồng thời cho phép có đủ thời gian để xử lý bid.
- Ưu tiên các đối tác có nhu cầu: Sắp xếp các đối tác có nhu cầu dựa trên hiệu suất lịch sử và tỷ lệ bid để tối đa hóa lợi nhuận.
- Phân khúc khán giả: Tùy chỉnh thiết lập đối với các phân khúc người dùng khác nhau để phân phối quảng cáo phù hợp hơn và tăng sự gắn kết.
- Thường xuyên theo dõi và phân tích dữ liệu: Theo dõi sát sao các chỉ số hiệu suất và điều chỉnh cài đặt theo đó để tối ưu hóa doanh thu.
- Kiểm tra và thử nghiệm: Liên tục kiểm tra các thiết lập và cấu hình khác nhau để tìm ra cách hiệu quả nhất cho một ứng dụng và đối tượng khán giả cụ thể.
Bằng cách thực hiện theo các phương pháp này, nhà phát hành có thể nâng cao hiệu quả của việc thực hiện in-app header bidding và tối đa hóa tiềm năng doanh thu.
Nhà phát hành làm thế nào để có thể đo tính hiệu quả và tác động của in-app header bidding đối với doanh thu quảng cáo của mình?
Nhà phát hành có thể đo hiệu quả của in-app header bidding bằng cách phân tích các chỉ số hiệu suất chính (KPI), chẳng hạn như:
- eCPM (Effective Cost Per Mille - chi phí hiệu quả mỗi ngàn lần): So sánh eCPM đạt được thông qua header bidding với các phương thức kiếm tiền khác để đánh giá tác động đối với doanh thu.
- Fill rate - tỷ lệ lấp đầy: Đánh giá tỷ lệ phần trăm yêu cầu quảng cáo được lấp đầy bằng một quảng cáo trả phí, thể hiện mức độ hiệu quả của header bidding trong việc kiếm tiền từ khoảng không quảng cáo hiện có.
- Thời gian phản hồi bid: Theo dõi thời gian các đối tác có nhu cầu phản hồi với bid, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn trải nghiệm người dùng.
- Độ trễ của quảng cáo: Đánh giá thời gian cần để tải quảng cáo, vì sự chậm trễ kéo dài có thể tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng và mức độ xem quảng cáo.
- Doanh thu quảng cáo tổng thể: So sánh tổng doanh thu tạo ra được thông qua header bidding với doanh thu từ các phương pháp kiếm tiền khác để đánh giá sự đóng góp tương đối.
- Thử nghiệm A/B: Tiến hành các thử nghiệm so sánh hiệu suất của header bidding với các thiết lập khác để hiểu tác động cụ thể của tính năng này đối với ứng dụng của mình.
Bằng cách phân tích các số liệu này, nhà phát hành có thể có được kiến thức chuyên sâu về việc in-app header bidding ảnh hưởng đến doanh thu quảng cáo của họ như thế nào và đưa ra những quyết định sáng suốt để tối ưu hóa chiến lược kiếm tiền hơn nữa.
Kết luận
In-app header bidding đại diện cho sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực quảng cáo ứng dụng di động. Và mặc dù việc thực hiện đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật nhưng lợi ích có được rất đáng kể.
Cũng như với browser header bidding, in-app bidding tạo ra một hệ sinh thái mở và hiệu quả hơn, có lợi cho mọi bên liên quan. Cả hai giải pháp công nghệ này đều giảm độ trễ quảng cáo và cho phép mọi mạng cũng như các đối tác giao dịch đặt bid đồng đều đối với các yêu cầu quảng cáo, mang lại nhiều doanh thu hơn cho phía nhà phát hành. Với tất cả những sự tiến bộ và cải tiến trong quảng cáo lập trình, chúng ta đơn thuần không có lý do gì để tiếp tục phản đối việc thực hiện quảng cáo lập trình trong môi trường ứng dụng.