Việc kiểm tra hành vi tỷ lệ thoát có vẻ khó thực hiện nhưng lại rất quan trọng nếu chúng ta muốn tối ưu hóa trang web của mình để tạo sự thoải mái cho người dùng và tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm.

Nếu mua lưu lượng truy cập từ các kênh quảng cáo có trả phí, tỷ lệ thoát có thể theo dõi liệu người dùng xem các quảng cáo này có tìm thấy những gì họ mong đợi hay không. Tỷ lệ thoát cao cũng có thể ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng tìm kiếm của chúng ta; về cơ bản, nó báo với Google rằng nội dung trang web của chúng ta có vẻ ít liên quan đến các từ khóa đã giúp khách hàng tìm thấy trang web của chúng ta.

Cho đến hiện tại, không thể nói quá về ý nghĩa của tỷ lệ thoát. Trong hướng dẫn ngắn này, chúng ta sẽ tìm hiểu điều gì đứng đằng sau chỉ số gắn kết này, cách Google Analytics tính tỷ lệ thoát và những điểm kiểm tra phổ biến cần kiểm tra nếu chúng ta muốn cải thiện điều này.

Tỷ lệ thoát là gì?

Tỷ lệ thoát rất thường bị hiểu lầm là tỷ lệ người dùng ở lại trang web ít hơn một khoảng thời gian nhất định, tỷ lệ người dùng không chuyển đổi, hoặc tỷ lệ người dùng rời khỏi trang web. Tuy nhiên, định nghĩa chặt chẽ của nó không liên quan gì đến giới hạn thời gian, đăng ký hay chuyển đổi.

Điều được định nghĩa là tỷ lệ thoát trong Google Analytics hay các phân tích trang web khác như Omniture là phần trăm các lượt xem một lần (hoặc các phiên) vào trang web của bạn, tức là khi người dùng rời khỏi trang mà không có tương tác thêm. Ví dụ, người dùng truy cập trang web, đọc trang và nhấn nút quay lại hoặc đóng tab mà không click vào bất kỳ thành phần nào khác của trang web.

Trong một số trường hợp, người dùng có thể được tính là thoát ngay cả khi họ thực hiện một số hành động trên trang web, chẳng hạn như đăng nhận ký bản tin, điền vào biểu mẫu, chia sẻ nội dung trên mạng xã hội... Nếu những hành động này không được mã Google Analytics đánh dấu thì chúng sẽ không được theo dõi.

Về cơ bản, ta muốn Google Analytics tuân theo logic kinh doanh của trang web của mình và sửa đổi thiết lập phân tích để các điểm tương tác quan trọng được đánh dấu. Ta có thể thêm các sự kiện được kích hoạt khi người dùng ở lại trang web lâu hơn một ngưỡng nhất định, click vào nút chia sẻ trên truyền thông xã hội, xem video đến hết...

Khi ta kiểm tra hiệu suất trang của mình, câu hỏi thông thường về chủ đề này là, tỷ lệ thoát tốt cho blog hoặc trang trong danh mục của chúng ta là gì, và làm thế nào để tìm tỷ lệ thoát điển hình. Mặc dù có thể khó mà tìm điểm chuẩn chính xác cho danh mục, vị trí và quy mô kinh doanh của trang web của mình, ta luôn có thể so sánh tỷ lệ trên các trang web khác nhau và theo dõi biến động tỷ lệ thoát theo thời gian.

Điều gì đang thúc đẩy?

Việc phân tích yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát của trang web không bao giờ đơn giản và sẽ luôn có sự liên kết qua lại với bản chất của trang web, cho dù đó là cửa hàng thương mại điện tử, nhà xuất bản tin tức hay một trang web nội dung khác. Đừng bị phân tâm bởi tỷ lệ thoát trung bình của các đối thủ cạnh tranh mà thay vào đó hãy cố gắng hiểu điều gì đằng sau những con số này và tại sao chúng khác nhau.

Để tìm hiểu, ta phải đi sâu vào hành vi của người dùng, cách họ vào trang web và cách họ tương tác với nó. Ví dụ: khi khách truy cập chỉ được đề nghị đưa mặt hàng vào giỏ hàng mà không có tùy chọn tương tác nào khác, một số người dùng có thể được tính là thoát, ngay cả khi họ chỉ dành một chút thời gian suy nghĩ và so sánh giá.

Có một số điểm chung cần xem xét trên trang web của bạn và kiểm tra xem chúng có khiến người dùng thoát ra không:

  • Tốc độ tải chậm

Người dùng trở nên ít kiên nhẫn hơn khi nhìn thấy bánh xe quay mòng trong trang tải. Thông thường, một trang web phải tải trong vòng chưa đầy hai giây. Tuy nhiên, có thể có được chút kiên nhẫn bằng cách cải thiện thiết kế UX: cho nhìn sơ qua trang được tải, tương tác nhân văn, thêm hình động, linh vật hoặc chuyện cười.

  • Nội dung không hấp dẫn, các vấn đề về thiết kế trải nghiệm người dùng hay điều hướng

Thông thường, chúng ta xử lý thông tin hình ảnh trước nội dung chữ, và những hình ảnh hoặc thiết kế kém chất lượng có thể khiến người dùng bỏ đi trong tích tắc. Không cần phải nói rằng ngày nay, một trang web phải có phiên bản di động được tối ưu hóa đầy đủ và phản ứng nhanh.

  • Khách truy cập không thể nhận được những gì họ mong đợi từ trang web

Ví dụ như trong trường hợp các trang web thương mại điện tử, mặt hàng đã hết hoặc không thể giao đến địa điểm của người dùng. Một trường hợp phổ biến khác là khi nội dung trang web không khớp với quảng cáo mà người dùng đã click vào để đến đó.

  • Không đủ thông tin để thực hiện bước tiếp theo

Ví dụ như phần giải thích về đăng ký không được cung cấp đủ cho người dùng. Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp tất cả các chi tiết cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt.

  • Thiếu những dấu hiệu đáng tin tưởng

Khách truy cập cũng có thể thoát nếu một trang web trông không đáng tin và không có những dấu hiệu đáng tin cậy như mong đợi. Nguyên nhân này đặc biệt liên quan đến các trang web thương mại điện tử không có tên thương hiệu dễ nhận biết.

Cách cải thiện tỷ lệ thoát

  • Ưu tiên các hoạt động tối ưu hóa

Xem qua danh sách kiểm tra mà chúng tôi đã vạch ra trước đó nhưng thiết lập các ưu tiên. Chúng tôi khuyên nên bắt đầu công việc tối ưu hóa với những trang quan trọng nhất hoặc được truy cập nhiều nhất, thay vì các trang dễ bị thoát ra hay các vị trí có tỷ lệ thoát cao nhất.

Ngoài ra, có thể dễ dàng thực hiện một số sửa chữa, trong khi những sửa chữa khác thì đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực hơn. Hãy tập trung vào những sự cải thiện có thể mang lại nhiều tác động nhất (tức là nhắm đến các trang được truy cập nhiều nhất) với chi phí thấp nhất.

  • Đạt được sự nhất quán

Hãy đảm bảo rằng các quảng cáo, ưu đãi khuyến mãi, bản tin, hình ảnh, nút CTA và tất cả các yếu tố web khác được nhất quán với nhau. Tính nhất quán giúp khách truy cập tin tưởng vào trải nghiệm liên tục của họ với trang web của chúng ta.

  • Đưa ra đề xuất cho người dùng về những điều nên làm tiếp theo

Đừng giả định rằng khán giả sẽ biết phải làm gì trên trang web của chúng ta theo mặc định. Thay vào đó, nên xây dựng chi tiết hành trình khách hàng của một khách truy cập và cung cấp các tùy chọn về những việc cần làm tiếp theo ở mỗi bước, ví dụ như xem các phần nội dung có liên quan, đăng ký nhận bản tin...

Kết luận

Tỷ lệ thoát cao báo hiệu rằng khách truy cập thấy trang web của chúng ta không liên quan đến những gì họ đang tìm kiếm và có thể làm giảm vị trí kết quả tìm kiếm của trang web của chúng ta. Việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố thúc đẩy của điều này có thể giúp ta cải thiện cách trang web được hiển thị cho người dùng, đáp ứng kỳ vọng của họ, và hơn hết là khiến họ gắn kết nhiều hơn.