Từ những video TikTok lan truyền nhanh đến các đoạn reel Youtube và câu chuyện trên Instagram, các nội dung dạng ngắn đã chiếm lĩnh thế giới kỹ thuật số.
Khán giả trực tuyến bị thu hút bởi những bài đăng ngắn gọn, có giá trị, dưới dạng video và hình ảnh — và cho thấy rằng loại nội dung này là cách tốt nhất để tiếng nói của chúng ta được lắng nghe.
Tuy nhiên, với rất nhiều nền tảng xã hội được sử dụng rộng khắp, làm thế nào để có thể nổi bật giữa đám đông? Có một công cụ bị đánh giá thấp nhưng lại có khả năng tăng mức độ hiển thị, lưu lượng truy cập trực tuyến và thu nhập cho chúng ta: web stories (các câu chuyện trên web).
Hãy đọc tiếp và tìm hiểu cách sử dụng các câu chuyện trên web để thu hút sự chú ý cũng như kết nối với người dùng trên toàn cầu!
Web Stories là gì?
Web stories là bộ sưu tập nội dung dạng ngắn như ảnh, video, gif và hoạt ảnh có thể được đăng và chia sẻ trực tuyến. Chúng rất giống với reel trên YouTube, nội dung TikTok và câu chuyện kinh điển trên Instagram.
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt lớn giữa câu chuyện trên web và các lựa chọn thay thế khác này: câu chuyện trên web có thể được xem trên khắp internet, bất kể nền tảng. Điều này có nghĩa là thay vì bị khóa trong một ứng dụng, người dùng có thể xem nội dung của chúng ta ở bất cứ đâu — ngay cả trên chính trang web của chúng ta.
Điều này mang đến một số lợi thế chính:
- Ta có thể kết nối với lượng khán giả rộng hơn.
- Ta không cần phải tuân theo các điều khoản hoặc nguyên tắc nghiêm ngặt của từng ứng dụng.
- Ta có thể thu hút lưu lượng truy cập trực tiếp vào trang web của mình thay vì các tài khoản xã hội.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các câu chuyện trên web giúp nội dung của ta được hiển thị nhiều hơn. Chúng sẽ không chỉ hiển thị trong Google Search (Tìm kiếm) tiêu chuẩn mà còn trong Images (Hình ảnh) và Discover (Khám phá).
Ngoài ra, ta có thể thêm các câu chuyện trên web vào các bài đăng trực tuyến khác và thậm chí liên kết chúng với các tài khoản mạng xã hội. Càng nhiều bài đăng hiển thị trực tuyến, ta càng tăng lưu lượng truy cập tự nhiên vào trang web của mình.
Có 3 thành phần chính của một câu chuyện web: poster, trang bìa và các trang nội dung câu chuyện.
- Poster. Poster là “bìa trước” của câu chuyện trên web. Đây là thứ đầu tiên người dùng sẽ nhìn thấy và do đó, đây là yếu tố chính quyết định liệu họ sẽ gắn kết hay tiếp tục lướt qua.
- Trang bìa. Trang bìa là toàn bộ trang đầu tiên của câu chuyện trên web. Nếu người dùng click vào poster, họ sẽ đến trang này. Đây là nơi ta có thể bắt đầu thể hiện khả năng sáng tạo và kể câu chuyện của mình bằng hình ảnh, video, nội dung chữ hoặc hoạt ảnh.
- Trang câu chuyện. Hãy xem các trang câu chuyện là “phần thịt” của câu chuyện trên web – đây là nơi ta thực sự đi sâu vào chi tiết. Ta có thể sử dụng kết hợp các yếu tố văn bản và hình ảnh để kể một câu chuyện từ đầu đến cuối.
Những lợi ích của câu chuyện web
1. Lưu lượng truy cập nhiều hơn, được chú ý nhiều hơn
Tạo các câu chuyện trên web là một cách tuyệt vời để tăng lưu lượng truy cập và được chú ý trực tuyến. Các câu chuyện được hiển thị trên khắp internet chứ không chỉ trên một nền tảng truyền thông xã hội cụ thể - điều này có nghĩa là ta có thể ngay lập tức tiếp cận lượng khán giả lớn hơn và nhân khẩu học rộng hơn.
Ngoài ra, các câu chuyện trên web có thể được chia sẻ dưới dạng các link trên trang web cá nhân, bài đăng trên mạng xã hội hoặc bất kỳ phần nội dung nào khác. Ta cũng có thể tích hợp các link vào câu chuyện của mình, giúp đưa lưu lượng truy cập đến trang web hoặc thông qua kênh tiếp thị.
2. Nắm quyền kiểm soát!
Từ nội dung chữ và hình ảnh đến video, hoạt ảnh... có rất nhiều cách để thể hiện ý tưởng trong một câu chuyện trên web. Mặt tốt nhất? Ta được kiểm soát mọi thứ.
Trong khi TikTok, Instagram và YouTube có một số nguyên tắc khá nghiêm ngặt đối với định dạng nội dung (và bản thân nội dung đó), thì các câu chuyện trên web cho ta nhiều khả năng tự do sáng tạo hơn rất nhiều. Đây là một cơ hội tuyệt vời để tạo nội dung thực sự độc đáo, nổi bật so với các nhà phát hành khác.
3. Dễ theo dõi hiệu suất
Điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ các dữ liệu như tỷ lệ click, tỷ lệ mở và số lượt hiển thị để hiểu nội dung đang hoạt động như thế nào. Ta có thể sử dụng thông tin này để hiểu rõ hơn về những gì có — và không — hiệu quả, để có thể phát triển một chiến lược tốt hơn trong tương lai.
Tất cả những điều này rất dễ thực hiện với các câu chuyện trên web, nghĩa là ta có thể trở thành chuyên gia phân tích của chính mình — ngay cả khi không có kinh nghiệm!
4. Không cần phải là phù thủy công nghệ
Không am hiểu công nghệ? Chẳng sao cả. Thông thường, việc tạo các câu chuyện trên web là một quá trình rất nhanh và đơn giản. Nền tảng này được thiết kế theo cách dễ sử dụng và thân thiện với người dùng. Hãy bỏ qua những yếu tố kỹ thuật và tập trung vào việc kể chuyện!
5. Dễ kiếm tiền
Sau khi có được sự chú ý xứng đáng từ các câu chuyện trên web, ta có thể dễ dàng kiếm tiền và bắt đầu thu lợi nhuận từ quảng cáo. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chính xác cách kiếm tiền bằng những câu chuyện của mình.
Sự khác biệt giữa AMP Stories và Web Stories là gì?
Nếu đã tự mình thực hiện một số nghiên cứu về các câu chuyện trên web, ta có thể thấy chúng được gọi là các câu chuyện AMP. Người ta rất dễ nhầm lẫn giữa hai loại này - nhưng điều quan trọng là phải hiểu điểm khác biệt.
AMP là từ viết tắt của Accelerated Mobile Pages (trang di động được tăng tốc) và đó là công nghệ chính mà các câu chuyện trên web sử dụng.
Trên thực tế, các câu chuyện trên web ban đầu được gọi là các câu chuyện AMP khi chúng được Google phát hành lần đầu vào năm 2018. Vào thời điểm đó, công nghệ này được tóm tắt như một cách để kể chuyện trực quan trên web mở.
Nhưng đến năm 2020, Google đã đổi tên câu chuyện AMP thành “câu chuyện trên web”. Phiên bản mới và cải tiến này giúp mọi người dùng trực tuyến dễ dàng tạo nội dung dựa trên phương tiện truyền thông xã hội, những nội dung có thể tìm thấy qua công cụ tìm kiếm Google.
Sau này, người ta coi câu chuyện trên web hiện đại như một phiên bản cải tiến của câu chuyện AMP nguyên bản. Đây là một cách mới, thú vị để chia sẻ thông điệp — và các khả năng chia sẻ là vô tận.
Cách tạo Web Stories
Đã sẵn sàng tạo câu chuyện web đầu tiên? Có ba cách thực hiện: tự phát triển, các công cụ độc lập hoặc CMS plugins. Xin nhớ rằng, không có sự lựa chọn đúng hay sai — tất cả đều tùy thuộc vào ưu tiên của chúng ta.
1. Tự phát triển
Có rất nhiều công cụ và mẫu để giúp ta tạo các câu chuyện trên web. Nhưng nếu thực sự muốn phụ trách quá trình này, ta có thể thử tự phát triển câu chuyện của mình từ đầu.
Ưu điểm chính của phương án này rất đơn giản: ta có toàn quyền kiểm soát sáng tạo. Ta không bị giới hạn bởi các mẫu được xác định trước, và ta có thể dẫn dắt quá trình thiết kế từ đầu đến cuối.
Tuy nhiên, có một số nhược điểm. Việc đi theo con đường tự phát triển có một đường cong học tập khá dốc và ta phải tự mình thiết kế cũng như lên layout. Ngoài ra, nếu không có nền tảng chỉnh sửa dễ dàng và đơn giản, ta có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
2. Các công cụ câu chuyện web độc lập
Các công cụ này là những chương trình của bên thứ ba, giúp tạo và chỉnh sửa câu chuyện. Thông thường, chúng cung cấp mọi thứ cần thiết để nhanh chóng biến tầm nhìn của ta thành hiện thực: những mẫu thiết kế chất lượng, yếu tố kéo và thả, trình chỉnh sửa trực quan và các tính năng bổ sung để giúp tăng lưu lượng truy cập cũng như mức độ gắn kết.
Nếu muốn tránh các nội dung kỹ thuật và bắt tay ngay vào việc tạo nội dung, ta sẽ thích tùy chọn này. Để có một điểm khởi đầu thuận lợi, say đây là 3 công cụ tạo câu chuyện trên web tuyệt vời (và miễn phí!) để giúp ta bắt đầu nhanh:
3. CMS web stories plugins
Ta cũng có thể sử dụng các câu chuyện trên web làm plugin cho CMS (Content Management System - Hệ thống quản lý nội dung) như Wordpress hay Webflow. Các nền tảng này cho phép ta xây dựng và thiết kế một trang web cá nhân mà không cần phải viết mã, và ta có thể thêm Web Stories dưới dạng extension (tiện ích mở rộng).
Vẫn chưa xong…
Khi đã tạo câu chuyện trên web, cần kiểm tra một vài điều nữa trước khi câu chuyện đó sẵn sàng hoạt động.
1. Đảm bảo câu chuyện trên web hợp lệ cho AMP. Hãy nhớ rằng AMP (Accelerated Mobile Pages -Trang di động được tăng tốc) là công nghệ đằng sau câu chuyện trên web. Điều này nghĩa là ta cần tuân theo một số thông số kỹ thuật AMP nhất định để đảm bảo câu chuyện của mình có hiệu suất tốt nhất có thể. Dưới đây là ba công cụ mà ta có thể sử dụng để xác minh:
2. Xác minh metadata (siêu dữ liệu). Đảm bảo các câu chuyện trên web xuất hiện trên Google Search và Discover bằng cách bao gồm metadata bắt buộc. Click vào đây để xem danh sách nguyên tắc.
3. Kiểm tra xem Web Story đã được lập chỉ mục chưa. Dùng URL Inspection Tool hoặc Page Indexing Report (Báo cáo lập chỉ mục trang) để xác nhận rằng câu chuyện web của ta đã được lập chỉ mục. Nếu không, hãy thêm một link đến câu chuyện trên web của mình. Điều này sẽ giúp Google dễ dàng tìm thấy câu chuyện và hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Nếu đã làm được đến đây, xin chúc mừng – quý vị đang trên hành trình tăng lưu lượng truy cập và được chú ý bằng các câu chuyện trên web!
Cách tận dụng tối đa các câu chuyện trên web
Dưới đây là một số lời khuyên về cách làm cho câu chuyện trên web thành công nhất có thể:
- Dựa vào nội dung video. Khi nói đến việc thu hút sự chú ý trực tuyến, nội dung video chiếm ưu thế nhất, vì vậy, hãy đảm bảo đưa nhiều nội dung này vào các câu chuyện trên web. Tập trung vào những video nhanh, có kích thước vừa phải và hấp dẫn, thú vị.
- Tuân thủ các yêu cầu của AMP. Một sai lầm phổ biến đối với người mới bắt đầu là bỏ qua các yêu cầu của AMP. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu đó nếu ta thực sự nghiêm túc với việc thu được kết quả đáng kể từ các câu chuyện trên web.
- Áp dụng các phương pháp SEO. SEO (Search Engine Optimization - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) giúp nội dung được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm, dẫn đến nhiều lượt click và lượt xem hơn. Hãy thử triển khai các từ khóa có liên quan, tạo tiêu đề độc đáo và theo dõi kết quả để cải thiện SEO theo thời gian.
Cách kiếm tiền với câu chuyện trên web
Bây giờ là phần có thể đang được chờ đợi nhất — cách kiếm tiền từ các câu chuyện trên web. Có ba cách rất dễ dàng để ta có thể biến câu chuyện của mình thành nguồn thu nhập béo bở:
- Các link liên kết. Nhúng các link liên kết vào câu chuyện để dẫn đến các trang web, cửa hàng và sản phẩm khác. Khi người ta click vào link và mua hàng, ta sẽ được hoa hồng từ việc bán hàng.
- Quảng cáo lập trình. Quảng cáo lập trình thường được hiển thị trên các trang web thông thường nhưng chúng cũng có thể được sử dụng trong các câu chuyện. Chỉ cần đăng ký với mạng quảng cáo hỗ trợ như Google Ad Manager hoặc Google AdSense và ta có thể bắt đầu khởi chạy ngay lập tức.
- Quảng cáo bán trực tiếp. Quảng cáo bán trực tiếp được tạo trong Google Ad Manager hay MGID và trông giống với quảng cáo hiển thị có lập trình. Sự khác biệt duy nhất là ta cần có chuyên môn kỹ thuật hơn một chút để khởi động và chạy những quảng cáo này.
Các mạng quảng cáo hỗ trợ:
- Google Ad Manager. Google Ad Manager là một nền tảng có thể giúp ta thiết lập quảng cáo Google cho các câu chuyện của mình, theo dõi dữ liệu và quản lý doanh thu quảng cáo. Cách này tốt nhất nếu ta là nhà phát hành lớn với nhiều doanh thu dự kiến.
- Google AdSense. Giống như Google Ad Manager, AdSense là trung tâm đầu não nơi ta có thể thiết kế và chạy quảng cáo cho câu chuyện của mình. Đây là một lựa chọn tuyệt vời nếu ta là nhà phát hành vừa và nhỏ hoặc mới sử dụng Google Ads.
- MGID. MGID là nền tảng quảng cáo câu chuyện trên web bên thứ ba đầu tiên ngoài các tùy chọn tiêu chuẩn của Google. Nền tảng này cung cấp một bộ công cụ rất thuận tiện để kiếm tiền từ các câu chuyện và tiếp cận trực tiếp với nguồn doanh thu bổ sung này.
Cách kiếm tiền từ câu chuyện trên web với MGID
Khi đã sẵn sàng bắt đầu kiếm tiền từ các câu chuyện trên web, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý vị ngay tại MGID này. Chúng tôi cung cấp nền tảng bên thứ ba duy nhất được Google ủy quyền để giúp tích hợp quảng cáo vào câu chuyện, và chúng tôi đã làm cho quá trình này trở nên nhanh hơn cũng như dễ dàng hơn bao giờ hết.
Với MGID, quý vị hoàn toàn có thể tránh được khía cạnh kỹ thuật khi thiết lập quảng cáo. Ngoài ra, quý vị sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn 24/7 từ các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số của chúng tôi.
Sau đây là hướng dẫn nhanh về cách bắt đầu:
- Liên hệ với chúng tôi. Trước tiên, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi và cho chúng tôi biết quý vị quan tâm đến việc thiết lập quảng cáo cho các câu chuyện trên web.
- Nhận mã. Tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ định một người quản lý cho quý vị, và người quản lý này sẽ cung cấp một đoạn mã tùy chỉnh cho trang web của quý vị. Mã sẽ trông như thế này:
<amp-story-auto-ads> <script type="application/json"> { "ad-attributes": { "type": "mgid", "data-widget": 123456 } } </script> </amp-story-auto-ads>
3. Tích hợp mã. Sau đó, chỉ cần thêm đoạn mã vào mã HTML hiện có trên trang web. Khi thực hiện điều này, mã mới sẽ tự động chạy quảng cáo hiển thị hình ảnh trong câu chuyện của quý vị.
4. Kiếm tiền từ khoảng không quảng cáo của mình. Khi đã tích hợp mã, chúng tôi sẽ hiển thị quảng cáo có liên quan trong câu chuyện của quý vị và quý vị sẽ kiếm được doanh thu dựa trên số lượt click cũng như hiển thị. Xin chúc mừng — quý vị đã kiếm tiền thành công từ các câu chuyện trên web!
Có thêm thắc mắc? Click vào đây để tìm hiểu mọi điều cần biết về cách kiếm tiền từ các câu chuyện trên web với MGID.
Cách đánh giá hiệu suất của câu chuyện trên web
Sau khi các câu chuyện trên web đã hoạt động, điều quan trọng là phải theo dõi hiệu suất của chúng. Ta có thể làm điều này bằng cách tập trung vào số lượt hiển thị, số lượt click, tỷ lệ click và thời gian xem trung bình.
- Số lượt hiển thị. Số liệu này là số lần câu chuyện trên web xuất hiện trên feed của người dùng hoặc kết quả tìm kiếm.
- Số lượt click. Số liệu này là số lượt người dùng click vào câu chuyện.
- Tỷ lệ nhấp (CTR). Số liệu này là tỷ lệ phần trăm lượt hiển thị được click vào. Ví dụ như nếu câu chuyện có 100 lượt hiển thị và 5 lượt click thì CTR sẽ là 5%.
- Thời gian xem trung bình. Số liệu này là tổng thời gian người dùng dành để xem câu chuyện trên web.
Kết luận
Suy cho cùng, tài sản quan trọng nhất đối với bất kỳ nhà phát hành trực tuyến nào chính là sự chú ý. Càng nhiều người chú ý đến nội dung và khách truy cập trên trang web thì càng tốt. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh rất khốc liệt, và vì vậy, điều quan trọng là phải tìm ra những cách mới để kết nối với khán giả trực tuyến và khiến họ chú ý đến chúng ta.
Nếu đã ổn định với việc tạo nội dung trên các nền tảng khác thì các câu chuyện trên web là bước tiếp theo tuyệt vời để thực sự nâng lưu lượng truy cập và mức độ hiện diện trực tuyến của mình lên một tầm cao mới. Chúng rất thú vị và đơn giản, và tiềm năng kiếm tiền thì không giới hạn.
Cái hay nhất của các câu chuyện trên web là chúng dễ kiếm tiền — và đội ngũ của chúng tôi tại MGID giúp điều này trở nên càng dễ dàng hơn. Chỉ với vài cú click, ta có thể tích hợp quảng cáo vào câu chuyện của mình, giúp tạo doanh thu và đồng thời xây dựng lượng người theo dõi trực tuyến.
Vậy thì còn chờ đợi gì nữa? Hãy đi sâu vào và bắt đầu tạo câu chuyện web đầu tiên của mình ngay hôm nay!
Muốn tìm hiểu thêm về nội dung kỹ thuật số, tiếp thị hoặc kiếm tiền trực tuyến? Hãy xem trang blog của chúng tôi hoặc khám phá nhiều nguồn lực hữu ích khác từ MGID.